
Việt Nam
một quốc gia ở Đông Nam Á / From Wikipedia, the free encyclopedia
Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,[12] là một quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam |
|
---|---|
Tổng quan | |
Thủ đô | ![]() 21°2′B 105°51′Đ |
Thành phố lớn nhất | ![]() 10°48′B 106°39′Đ |
Ngôn ngữ quốc gia[lower-alpha 1] | Tiếng Việt |
Sắc tộc (2019) | |
Tôn giáo chính (2019) |
|
Tên dân cư | Người Việt |
Chính trị | |
Chính phủ | Cộng hòa xã hội chủ nghĩa một đảng đơn nhất theo chủ nghĩa Marx-Lenin |
Nguyễn Phú Trọng | |
Võ Văn Thưởng | |
Phạm Minh Chính | |
Vương Đình Huệ | |
Lập pháp | Quốc hội Việt Nam |
Lịch sử | |
Thành lập | |
k. 257 TCN | |
939 | |
1802 | |
25 tháng 8 năm 1883 | |
2 tháng 9 năm 1945 | |
21 tháng 7 năm 1954 | |
27 tháng 1 năm 1973 | |
30 tháng 4 năm 1975 | |
2 tháng 7 năm 1976 | |
• Gia nhập Liên Hợp Quốc | 20 tháng 9 năm 1977 |
18 tháng 12 năm 1986 | |
28 tháng 11 năm 2013 | |
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 331,212 km2[4] (hạng 68) 128.565 mi2 |
• Mặt nước (%) | 6,4[5] |
• Đất liền | 331.212 km2 127.882 mi2 |
Dân số | |
• Ước lượng 2022 | 99.327.643[6] (hạng 15) |
• Mật độ | 300/km2 777/mi2 |
Kinh tế | |
GDP (PPP) | Ước lượng 2022 |
• Tổng số | 1.278 tỷ USD[7] (hạng 24) |
12,881 USD[7] (hạng 111) | |
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2022 |
• Tổng số | 432.7 tỷ USD[7] (hạng 35) |
• Bình quân đầu người | 4,110 USD[8][7][9] (hạng 116) |
Đơn vị tiền tệ | Đồng (₫) (VND) |
Thông tin khác | |
Gini? (2018) | 35.7[10] trung bình |
HDI? (2021) | 0.703[11] cao · hạng 115 |
Múi giờ | UTC+07:00 (Giờ Đông Dương) |
Cách ghi ngày tháng | dd.mm.yyyy |
Điện thương dụng | 220 V – 50 Hz |
Giao thông bên | phải |
Mã điện thoại | +84 |
Mã ISO 3166 | VN |
Tên miền Internet | .vn |
Tên gọi Việt Nam | ![]() | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ, khởi đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Âu Lạc bị nhà Triệu ở phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN sau đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập sau chiến thắng của Ngô Quyền trước nhà Nam Hán. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tục và sau đó nhiều lần chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc cũng như dần mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng kết thúc sau chiến thắng trước nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn.
Đến thời kỳ cận đại, Việt Nam lần lượt trải qua các giai đoạn Pháp thuộc và Nhật thuộc. Sau khi đánh bại và buộc Nhật Bản đầu hàng, Đồng Minh tạo điều kiện cho Pháp thu hồi Liên bang Đông Dương. Kết thúc Thế chiến II, Việt Nam chịu sự can thiệp trên danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật của các nước Đồng Minh bao gồm Anh, Pháp (miền Nam), Trung Hoa Dân Quốc (miền Bắc). Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo ra đời khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 sau thành công của Cách mạng Tháng Tám và chiến thắng Liên hiệp Pháp cùng Quốc gia Việt Nam do Pháp hậu thuẫn trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Sự kiện này dẫn tới việc Hiệp định Genève (1954) được ký kết và Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiểm soát phần phía bắc còn phía nam do Việt Nam Cộng hoà (nhà nước kế tục Quốc gia Việt Nam) kiểm soát và được Hoa Kỳ ủng hộ. Xung đột về vấn đề thống nhất lãnh thổ đã dẫn tới chiến tranh Việt Nam với sự can thiệp của nhiều nước và kết thúc với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà vào năm 1975. Chủ quyền phần phía Nam được chính quyền Cộng hoà miền Nam Việt Nam (do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập) giành quyền kiểm soát. Năm 1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà miền Nam Việt Nam thống nhất thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau khi thống nhất, Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn do sự sụp đổ và tan rã của đồng minh Liên Xô cùng Khối phía Đông, các lệnh cấm vận của Hoa Kỳ,[13] chiến tranh Đông Dương lần thứ ba và hậu quả của chính sách bao cấp sau nhiều năm áp dụng. Năm 1986, Đảng Cộng sản ban hành cải cách đổi mới, tạo điều kiện hình thành kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng. Cải cách đổi mới kết hợp cùng quy mô dân số lớn đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất thế giới, được coi là Hổ mới châu Á dù cho vẫn gặp phải những thách thức như tham nhũng,[14] tội phạm gia tăng,[15] ô nhiễm môi trường[16] và phúc lợi xã hội chưa đầy đủ.[17] Ngoài ra, giới bất đồng chính kiến, chính phủ một số nước phương Tây và các tổ chức theo dõi nhân quyền có quan điểm chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam liên quan đến các vấn đề tôn giáo, kiểm duyệt truyền thông, hạn chế hoạt động ủng hộ nhân quyền cùng các quyền tự do dân sự.[18]
Oops something went wrong: