Triện thư
From Wikipedia, the free encyclopedia
Remove ads
Triện thư (giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書; bính âm: zhuànshū), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Thương và phát triển thành Kim văn nhà Chu sau đó phát triển thành chữ Triện ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Kiểu chữ triện của nhà Tần trở thành dạng chữ viết chính thức cho toàn Trung Quốc dưới thời nhà Tần và tiếp tục được sử dụng rộng rãi để khắc trang trí trên các ấn tín dưới thời nhà Hán.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Triện thư chia làm hai loại: đại triện và tiểu triện. Đại triện (大篆) là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu, không thống nhất và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau. Tiểu triện (小篆) hay Tần triện (秦篆) là lối chữ phát triển từ Đại triện, ra đời từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc, do đó, khi nhắc đến triện thư thường là đề cập đến tiểu triện nhiều hơn. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.
Chữ triện chủ yếu được dùng để khắc con dấu vì độ phức tạp cao và đặc tính hình dáng khiến cho chữ rất khó giả mạo. Ngoài ra, nhờ tính thẩm mỹ đặc thù, chữ triện còn được dùng để viết thư pháp.
Remove ads
Triện thư và chữ Hán ngày nay
Trải qua quá trình thay đổi suốt mấy ngàn năm lịch sử, chữ triện và chữ Hán ngày nay (bộ phồn thể nói riêng) đã có sự khác biệt rất lớn tuy vẫn còn nhiều nét tương đồng có thể nhận ra được.
一
nhất — một二
nhị — hai六
lục — sáu七
thất — bảy八
bát — tám九
cửu — chín十
thập — mười千
thiên — nghìn萬
vạn — chục nghìn日
nhật — mặt trời月
nguyệt — trăng光
quang — ánh sáng世
thế昔
tích—Thủa Xưa今
kim — bây giờ天
thiên — trời山
sơn — núi川
xuyên — sông雨
vũ — mưa水
thủy — nước夏
hạ — mùa hè冬
đông — mùa đông人
nhân — người父
phụ — cha母
mẫu — mẹ女
nữ子
tử — con主
chủ我
Ngã — Tôi, Bản Thân心
tâm — Tim生
sinh死
tử — Chết喪
tang — Tang Gia弔
điếu — Điếu Văn目
mục — Mắt見
kiến — Nhìn立
lập — Đứng舞
vũ弓
cung矢
thỉ犬
khuyển — Con Chó馬
mã — Con Ngựa鹿
lộc牛
ngưu — Con Bò羊
dương — Con Dê魚
ngư — Con Cá虫
trùng — Côn Trùng高
cao大
đại — Lớn小
tiểu — Nhỏ食
thực — Ăn豆
đậu皿
mẫn色
sắc — Màu Sắc黄
hoàng — Màu Vàng黒
hắc — Đen要
yếu到
đáo止
chỉ — Dừng在
tại有
hữu — Có無
vô — Không不
bất
Remove ads
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Wikiwand - on
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Remove ads