Giới tính

là khái niệm để chỉ giống đực hoặc giống cái / From Wikipedia, the free encyclopedia

Giới tínhtính trạng quyết định một động vật hoặc thực vật sinh sản hữu tính tạo ra giao tử đực hay cái.[1][2][3] Hầu hết các loài sinh vật được phân chia thành hai giới tính (giống) là "đực" và "cái", mà mỗi giới tính được đặc trưng bởi nhiều đặc điểm khác nhau về hình thái, giải phẫu, sinh lí,... và nhất là cấu tạo cơ quan sinh sản, chất nội tiết (hoocmôn) và nhiễm sắc thể giới tính.[1][4] Ví dụ như sự khác nhau giữa nam và nữ, sự phân biệt gà trống và gà mái, v.v... Ví dụ như với loài người tồn tại 2 kiểu giới tính: nam giớinữ giới. Một số báo chí còn dùng khái niệm "giới tính thứ ba" để chỉ người đồng tính hoặc chuyển giới, nhưng thực ra cách gọi này là sai về bản chất. Khác với giới tính, đồng tính là một xu hướng tính dục.

Types_of_sex_determination.png
Hình 1: Giới tính thường được phân biệt bởi hình thái ngoài của cá thể và thường được xác định nhờ cặp nhiễm sắc thể giới tính.

Sinh sản hữu tính bao gồm sự kết hợp và pha trộn các đặc điểm di truyền: các tế bào chuyên biệt được gọi là giao tử kết hợp với nhau tạo thành phôi, thừa hưởng các tính trạng từ cả bố và mẹ. Các giao tử được tạo ra bởi giống đực thường là nhỏ (ví dụ như tinh trùng ở động vật; tinh tử ở phấn hoa của thực vật có hạt), trong khi giống cái tạo ra giao tử thường lớn hơn (trứng hoặc noãn). Các cá thể sinh vật nào có khả năng tạo ra cả giao tử đực và giao tử cái được gọi là lưỡng tính (ví dụ như loài ốc sên).

Sự tạo thành giới tính (đực hay cái) của một cá thể thường được bắt đầu từ hợp tử là kết quả hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái (hình 2).

Sự khác biệt về thể chất thường liên quan đến các giới tính khác nhau của một sinh vật; những Dị hình giới tính này có thể phản ánh những áp lực sinh sản khác nhau mà giới tính gặp phải. Chẳng hạn, lựa chọn bạn đờichọn lọc giới tính có thể đẩy nhanh sự tiến hóa của sự khác biệt về thể chất giữa các cá thể thuộc hai giới khác nhau (ví dụ như sư tử đực trưởng thành thì có bờm lông ở cổ, còn sư tử cái thì không). Ở người và các động vật có vú khác, con đực thường mang nhiễm sắc thể X và Y (XY), trong khi con cái thường mang hai nhiễm sắc thể X (XX), là một phần của hệ thống xác định giới tính XY. Các động vật khác có các hệ thống xác định giới tính khác nhau, chẳng hạn như hệ thống xác định giới tính ZW ở chim, hệ thống xác định giới tính X0 ở côn trùng và các hệ thống xác định giới tính môi trường khác nhau, ví dụ như ở động vật giáp xác. Nấm cũng có thể có hệ thống giao phối allelic phức tạp hơn, với giới tính không được mô tả chính xác là đực, cái hoặc lưỡng tính.[5]