Các dân tộc Turk
From Wikipedia, the free encyclopedia
Remove ads
Các dân tộc Turk, được các sử liệu Hán văn cổ gọi chung là Đột Quyết (突厥), là các dân tộc nói các ngôn ngữ Turk[31], thuộc hệ dân Á Âu, định cư ở miền Bắc, Trung và Tây lục địa Á-Âu. Các dân tộc này có chung nhiều đặc trưng văn hóa và bối cảnh lịch sử ở các mức độ khác nhau. Các dân tộc Turk bao gồm người Kazakh, Uzbek, Kyrgyz, Uyghur, Azerbaijan, Turkmen, Tatar, Qashkai, Bashkir, Chuvash, Afshar và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các dân tộc từng tồn tại trong lịch sử như Bulgar, Kuman, Avar, Seljuk, Khazar, Ottoman, Mamluk và có thể cả Hung Nô[32][33][34].
Xuất xứ của các dân tộc Turk là Trung Á. Nhưng khi ngôn ngữ Turk lan rộng tới các khu vực khác, thông qua di cư và xâm chiếm, thì hiện nay họ sinh sống ở khắp thế giới. Có khoảng 180 triệu người trên thế giới sử dụng các ngôn ngữ Turk như tiếng mẹ đẻ và 20 triệu người khác sử dụng các ngôn ngữ Turk như ngôn ngữ thứ hai. Những quốc gia độc lập của các dân tộc Turk là: Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Uzbekistan. Các vùng lãnh thổ trong quốc gia nơi các dân tộc Turk có quyền tự trị gồm: Bashkortostan, Tatarstan, Chuvashia, Khakassia, Tuva, Yakutia, Cộng hòa Altai, Altai Krai, Kabardino-Balkaria, và Karachay-Cherkessiađều thuộc Liên bang Nga, Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương của Trung Quốc, khu tự trị Gagauzia của Moldova. Ngoài ra, ở nước Cộng hòa Tự trị Krym của Ukraina là quê hương của người Tatar Krym. Ở một số địa phương của Iran, Iraq, Gruzia, Bulgaria, Cộng hòa Macedonia, Hy Lạp, Tajikistan, Afghanistan, và miền tây Mông Cổ cũng có nhiều người thuộc các dân tộc Turk định cư.
Một bộ phận lớn người các dân tộc Turk theo Hồi giáo. Ngoài ra còn có người theo Kitô giáo[35], Phật giáo[36], Do thái giáo[37], Shaman giáo, Tengri giáo, thuyết vô thần, thuyết bất khả tri.
Remove ads
Danh sách các nhóm sắc tộc
Remove ads
Ngôn ngữ
Phân bố
Ngữ hệ Turk bao gồm 30 ngôn ngữ, được nói trên một khu vực rộng lớn từ Tây Âu và Địa Trung Hải, cho tới Siberia và Mãn Châu và qua cả Trung Đông. Khoảng 170 triệu người trên thế giới có một ngôn ngữ Turk là ngôn ngữ đầu tiên;[38] và 20 triệu người khác thì sử dụng ngôn ngữ Turk như là một ngôn ngữ thứ hai. Trong số những người nói ngôn ngữ Turk, thì số lượng người nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, hay tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiểu Á chiếm phần lớn nhất, lên tới 40%.[39] Hơn một phần ba trong số này là người Thổ Nhĩ Kỳ (Türk), sống chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực trước đây do Ottoman ở Nam, Đông Âu và Tây Á; cũng như là Tây Âu, lục địa Úc và châu Mỹ do nhập cư. Những người Turk còn lại tập trung ở Trung Á, Nga, khu vực gần dãy Kavkaz, Trung Quốc và miền Bắc Iraq.
Bảng chữ cái

Remove ads
Lịch sử
Nguồn gốc
Các chứng cứ lịch sử trong thời kỳ đầu
Hung Nô (Thế kỷ 3 TCN – Thế kỷ 1 CN)
Người Hung (Thế kỷ 4 – 6 CN)
Mở rộng về vùng thảo nguyên
Göktürk – Hãn quốc Đột Quyết (5th–8th c.)
Người Bulgar, Hãn quốc Kim Trướng và Hãn quốc Sibir
Hồi Cốt (Thế kỷ 8 – 9)
Trung Á
Liên minh Kangar
Nhà nước Oghuz Yabgu (766–1055)
Mở rộng về Iran, Ấn Độ, Ả Rập và Tiểu Á
Ba Tư
Triều đại Ghaznavid (977–1186)
Đế quốc Seljuik
Đế quốc Timur
Các Hãn quốc Trung Á
Triều đại Afsharid (1736–1796)
Triều đại Qajar (1789–1925)
Nam Á
Thế giới Ả Rập
Tiểu Á – Ottoman
Hồi giáo hóa
Lịch sử hiện đại
Khảo cổ học
Các tổ chức quốc tế
TÜRKSOY
Tổ chức các nhà nước Turk
Nhân khẩu
Ẩm thực
Tôn giáo
Thần thoại Turk thời kỳ đầu và Tengri giáo
Cải giáo
Phật giáo
Hồi giáo
Kitô giáo
Thuyết vật linh
Người Turk Hồi giáo và người Turk không theo Hồi giáo
Thư viện ảnh
Tham khảo
Wikiwand - on
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Remove ads