Phim truyện truyền hình Hàn Quốc
thể loại phim truyện truyền hình ở dạng ngắn tập được sản xuất tại Hàn Quốc From Wikipedia, the free encyclopedia
Remove ads
Phim truyền hình Hàn Quốc hay phim bộ Hàn Quốc (Hangul: 한국드라마; Romaja quốc ngữ: Han-gukdeurama; tiếng Anh: Korean drama/South Korean drama), gọi tắt là phim Hàn hay K-drama, là thể loại phim truyện truyền hình ở dạng ngắn tập được sản xuất tại Hàn Quốc. Nhiều trong số các bộ phim này đã trở nên phổ biến khắp châu Á, với sự yêu thích ngày càng tăng ở những nơi khác trên toàn cầu. Phim truyền hình Hàn Quốc đã đóng góp vào hiện tượng chung của Làn sóng Hàn Quốc, còn được gọi là Hallyu (Hangul: 한류) hay DramaFever (Cơn sốt phim truyền hình) ở một số nước.[1]
![]() | Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |

Remove ads
Loạt phim truyền hình chiếu "giờ vàng"
Những bộ phim hàng đầu được chia làm 2 thể loại chính. Thể loại thứ nhất bao gồm các câu chuyện được đặt trong bối cảnh Hàn Quốc hiện đại. Những ví dụ phổ biến phải kể đến Bản tình ca mùa đông và Vườn sao băng.
Thể loại chính tiếp theo của phim chiếu "giờ vàng" bao gồm sự kịch hoá lịch sử Triều Tiên, chẳng hạn như Nữ hoàng Seon Deok. Các bộ phim truyền hình lịch sử còn được gọi là "Sử kịch" (tiếng Hàn: 사극/ 史劇/ sageuk; dịch là: kịch lịch sử).
Remove ads
Bị cấm ở Bắc Triều Tiên
Ở Bắc Triều Tiên, xem phim của miền Nam là một tội nghiêm trọng và có thể bị tử hình. Năm 2013, theo một số nguồn tin không chính thức, đã có khoảng hơn 10.000 người được triệu tập tới một sân vận động ở thành phố Wonsan để chứng kiến việc xử tử 80 phạm nhân bị kết tội xem các bộ phim truyền hình Hàn Quốc trái phép.[2][3]
Diễn viên
Nam diễn viên Kim Soo-hyun trong trang phục của bộ phim lịch sử cổ trang Mặt trăng ôm mặt trời. Anh là một trong những diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng nhất.[4][5]
Các diễn viên chính của phim truyền hình Hàn Quốc đã trở nên nổi tiếng bên ngoài lãnh thổ nước này nhờ vào làn sóng Hàn Quốc.
Vào những năm 2000, việc chọn các thần tượng K-pop nổi tiếng trong các bộ phim truyền hình đã trở thành thông lệ. Ban đầu, điều này tạo ra các phản ứng hỗn hợp. Sự xuất hiện của họ chủ yếu gây ra phản ứng tiêu cực bên ngoài cộng đồng fan của họ bởi vì các ca sĩ và vũ công hoạt động bên ngoài vòng tròn âm nhạc của họ được coi là thiếu chuyên nghiệp. Ngoài ra, một số thần tượng cũng bị chỉ trích vì diễn xuất kém. Ngày nay, điều này đã trở nên phổ biến hơn nhiều trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, khi công chúng đã quen hơn với khái niệm "diễn viên thần tượng" và một số thần tượng đã trở nên nổi tiếng với kỹ năng diễn xuất tuyệt vời.[6] Sự đón nhận từ giới phê bình của họ vẫn còn lẫn lộn, tuy nhiên, một số người trong số họ đã trở nên thành công với tư cách là diễn viên.[7]
Âm nhạc

Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Nhạc phim, viết tắt là OST, được thực hiện rõ ràng cho từng bộ phim, và ngược lại với các bộ phim truyền hình Mỹ, người hâm mộ có nhu cầu mua album nhạc phim của các bộ phim truyền hình. Xu hướng này bắt đầu từ những năm 1990, khi các nhà sản xuất hoán đổi các bản nhạc hoàn toàn là nhạc cụ cho các bài hát do các ca sĩ K-pop nổi tiếng thể hiện. Tom Larsen, giám đốc YA Entertainment, công ty phân phối phim truyền hình Hàn Quốc, cho rằng các bản nhạc phim Hàn Quốc được trau chuốt về mặt âm nhạc đủ để được coi là những bản hit độc lập.[8]
Trong những năm 2000, việc các diễn viên chính tham gia vào các bản nhạc phim đã trở thành thông lệ, một phần cũng do việc sử dụng các ngôi sao K-pop làm diễn viên. Diễn viên Lee Min-ho, và trưởng nhóm nhạc nam SS501, Kim Hyun-joong đã thực hiện thu âm các bài hát cho bộ phim Vườn sao băng, trong khi các diễn viên của bộ phim Cô nàng đẹp trai thành lập một ban nhạc hư cấu và tổ chức các buổi hòa nhạc.[9][10][11]
Các bài hát nhạc phim của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc cũng có thể trở thành các bản hit và lọt vào các bảng xếp hạng, với lượng tiêu thụ album tốt và được đánh giá cao.[12] Thành tích bảng xếp hạng của các bài hát OST thường liên quan đến mức độ nổi tiếng của bộ phim. Ví dụ, các bài hát trong OST của Secret Garden đã có doanh thu cao và xếp thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc. My Destiny, bài hát được thực hiện bởi Lyn cho bộ phim Vì sao đưa anh tới, đã dẫn đầu bảng xếp hạng âm nhạc ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, và một số nước châu Á.[13] Bài hát đã giành được đề cử Nhạc phim hay nhất tại Lễ trao giải Giải thưởng nghệ thuật Baeksang năm 2014.[14] Album nhạc phim Vì sao đưa anh tới đã bán được 57.000 bản.[15] Các nghệ sĩ tham gia sản xuất nhạc phim cho bộ phim hành động Mật danh Iris đã tổ chức hai buổi hòa nhạc tại Nhật Bản trước 60.000 khán giả.[16]
Các hát nhạc phim thương phản ánh tâm trạng và cấu trúc của bộ phim. Đôi khi các bài hát độc lập của các nghệ sĩ được đưa vào làm OST cho bộ phim. Ví dụ, Baek Ji-young nghĩ rằng bài hát That Man của cô ấy, ban đầu được viết cho album của chính cô ấy, nhưng bài hát sau đó đã trở thành nhạc phim cho bộ phim Khu vườn bí mật. Có những ca sĩ OST nổi tiếng như Baek Ji-young, Lyn và Lee Seung-cheol thường được mời tham gia sản xuất nhạc phim cho các bộ phim truyền hình.[17] Đôi khi các ca sĩ nước ngoài nổi tiếng thường được mời tham gia sản xuất các bản nhạc phim của Hàn Quốc. Ví dụ, nghệ sĩ Thụy Điển Lasse Lindh đã tham gia sản xuất và hát một số bài cho loạt phim như Đôi mắt thiên thần, Soul Mate, Khát Khao Hạnh Phúc và Yêu tinh.
Remove ads
Hệ thống xếp hạng
Hệ thống xếp hạng truyền hình do Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc quy định và được thực hiện vào năm 2000. Theo hệ thống này, các chương trình, bao gồm cả phim truyền hình Hàn Quốc, được xếp hạng theo các nguyên tắc sau (xếp hạng không liên quan đến phim truyền hình bị bỏ qua):[18]
Các chương trình có thể phù hợp với mọi lứa tuổi.
Các chương trình có thể không phù hợp với trẻ em dưới 7 tuổi.
: Các chương trình có thể không phù hợp với trẻ em dưới 12 tuổi, chẳng hạn như bạo lực nhẹ, chủ đề hoặc ngôn ngữ.
: Các chương trình có thể không phù hợp với trẻ em dưới 15 tuổi. Hầu hết các bộ phim truyền hình và chương trình trò chuyện đều được đánh giá theo cách này. Các chương trình này có thể bao gồm chủ đề người lớn vừa phải hoặc mạnh mẽ, ngôn ngữ, suy luận tình dục và bạo lực.
: Chương trình chỉ dành cho người lớn. Các chương trình này có thể bao gồm chủ đề người lớn, tình huống tình dục, thường xuyên sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và cảnh bạo lực đáng lo ngại.
Remove ads
Tỷ suất và lượng người xem
Tỷ suất và lượng người xem được cung cấp bởi 2 công ty tại Hàn Quốc: Nielsen Korea và TNmS.
Danh sách phim truyền hình Hàn Quốc có tỷ suất người xem cao nhất trong lịch sử truyền hình công cộng
- Danh sách này được tổng hợp theo dữ liệu của Nielsen Korea, dựa trên tập phim có lượng người xem cao nhất kể từ năm 1992.[19]
Theo hộ gia đình
Theo lượng người xem
Danh sách phim truyền hình Hàn Quốc có tỷ suất người xem cao nhất trong lịch sử truyền hình cáp
- Các bộ phim trong danh sách này được phát sóng trên kênh truyền hình cáp/truyền hình trả phí nên thường có lượng người xem tương đối thấp hơn so với kênh truyền hình miễn phí/truyền hình công cộng (KBS, SBS, MBC và EBS).
Theo hộ gia đình
Theo lượng người xem
Remove ads
Xem thêm
- Danh sách hãng phim truyền hình Hàn Quốc
- Danh sách phim truyền hình Hàn Quốc
- Danh sách phim điện ảnh Hàn Quốc
- Phim tâm lý tình cảm Hàn Quốc
- Phim truyền hình Hàn Quốc tại Philippines
- Điện ảnh Triều Tiên
- Điện ảnh CHDCND Triều Tiên
- Điện ảnh Hàn Quốc
- Làn sóng Hàn Quốc
- Hoạt hình Hàn Quốc
- K-pop
- Webtoon
Tham khảo
Wikiwand - on
Seamless Wikipedia browsing. On steroids.
Remove ads